Chào mừng bạn đến với New Vision Lighting

24B7 Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

hotline

0904.60.60.81

email

sales01@nvc-lighting.com.vn

Menu

Nghệ thuật Ánh sáng trong kiến trúc (Phần 1)


NVC Lighting 26/05/2017 Thiết kế Chiếu sáng 1705 Views

Trong thần thoại Hy Lạp có nhiều vị thần liên quan đến ánh sáng. Có thể kể tới như Thần Mặt trăng Phoebe, Thần Mặt trời Helios, Thần Bình minh Eos, Thần Ánh sáng ban ngày Hemera. Và… có cả một vị Thần Ánh sáng nói chung là Apollo. Apollo cũng là vị thần tiên tri, thi ca, âm nhạc, lý trí và y thuật. Có lẽ vì ánh sáng, nguồn sáng được xem là biểu trưng của trí tuệ, ý tưởng và sáng tạo.

Vì mãi đến năm 1879 Thomas Edison mới phát minh ra bóng điện, nên tổ tiên người phương Tây cổ đại đã bí quá mà sáng tạo ra một ông thần lửa kiêm luôn nghề rèn có tên là Hephaestus. Ông này đại diện cho cái gọi là sở trường Ánh sáng nhân tạo. Có nghĩa là, ngay từ thời xa xưa, con người đã cảm nhận và phân biệt có rất nhiều loại ánh sáng trong đời sống tự nhiên. Người ta gửi cảm nhận sắc thái từng loại ánh sáng thông qua tính khí mỗi vị thần.

…Từ câu chuyện của một Triết gia

Lịch sử triết học phương Tây còn có một giai thoại thú vị liên quan đến Ánh sáng:

Dioneges là một Triết gia sống tại Hy Lạp (khoảng 404 – 323 TCN). Ông là cha đẻ Trường phái Khuyển nho (Cynieism). Trường phái triết học của ông này thật quái đản: chủ trương sống phá bỏ hình thức, lề lối mà thiên hạ gọi là văn minh. Cố ý bừa bãi, bẩn thỉu, ăn mặc rách rưới, có khi trần truồng, hành xử tục lậu nơi công cộng để chống lại các công ước đương thời. Nên khuyển nho trong tiếng Hy Lạp là kynikos, nghĩa là “như chó”. Một lần, Alexander Đại đế đích thân đến thăm Dioneges và thấy Triết gia đang nằm trong một cái vạc đựng tro hoả táng nhem nhuốc. Nhà vua nói: “Ta là Alexander Đại đế. Một người thống lĩnh thiên hạ như ta liệu có thể giúp được gì cho một Triết gia như ông?”. Bình thản thò đầu ra khỏi “ngôi nhà” nhem nhuốc của mình, Triết gia điềm đạm: “Vâng, điều mà ngài có thể làm được đó là hãy né người sang một bên. Đừng che ánh mặt trời của tôi!??”.

Hẳn, sau câu nói đó, bậc quân vương hơi bị sốc. Nhưng, có lẽ lấy lại bình tĩnh, Alexander ngạc nhiên và kính phục tay quái kiệt này ở tư cách hiền triết. Một khí chất ngạo nghễ và hùng hồn bày tỏ sự khinh miệt trước thứ uy quyền trần tục mà nhiều Triết gia trước đó đã không làm được. Nhà vua (chắc đã né mình sang một bên) và nói: “Nếu không là Alexander, thì ước gì ta có thể làm một Dioneges”.

Thứ quý giá mà bậc quân vương, người giàu có, kẻ bị coi “như chó” và cả những thần dân sống dưới đáy cuộc đời bình đẳng sở hữu, không thế lực nào thể truất hữu được: Ánh sáng. Ánh sáng về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

…Đến quan niệm của từng nền văn minh, tôn giáo khác nhau

Như vậy, từ xa xưa, Ánh sáng, thoát ra khỏi tư duy nguyên thuỷ và tôn giáo. Gắn với niềm tin về nguồn năng lượng thần linh, sự huyền nhiệm nằm ngoài khả năng lý giải. Con người đi đến nhận thức đó là dạng thể đem lại năng lượng thể chất và tinh thần.

Trong tiến trình văn minh, kiến trúc phương Tây bỏ công đi quan trắc, nghiên cứu, tính toán chi li về tương quan giữa từng chỉ số cường độ ánh sáng cụ thể tác động tới cơ chế sức khoẻ, tâm lý con người ra sao. Để tìm kiếm giải pháp thiết kế khoa học, chi li, tinh tế thì phong thuỷ phương Đông lại chú trọng tới việc phân loại quang phổ, đặc tính âm, dương sử dụng, bố trí ánh sáng trong công trình sao cho phù hợp, hài hoà với tạng, mạng, giới của người sử dụng và đặc thù không gian.

Dù bằng hướng tiếp cận nào cũng cho thấy một điều: nghiên cứu và thấu hiểu Ánh sáng là một công việc bắt buộc trong nghệ thuật kiến trúc.

…Và tại Việt Nam

Ánh sáng đã trở thành mối quan tâm, ưu tiên trong thiết kế xây dựng công trình. Với cư dân ở xứ nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì yếu tố sáng sủa hợp lý phải đi đôi với mát mẻ, thoáng đãng. Quan trắc hướng nắng, gió kỹ lưỡng, tính toán giải pháp để thiết lập hệ thống vận hành năng lượng trong ngôi nhà là điều mà các kiến trúc sư và gia chủ luôn phải tính kỹ. Tận dụng chế độ chiếu sáng tự nhiên hợp lý được xem như một yếu tố quan trọng. Tác động đến đời sống tinh thần, tâm lý con người, gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Là một tiêu chí quan trọng để xác định giá trị của công trình.

Ngay từ sơ sinh, con người đã nhờ phân biệt chế độ ánh sáng để hình thành đồng hồ sinh học. Rồi cũng nhờ ánh sáng, con người trưởng thành và nhận thức thế giới. Vạn vật bên ngoài thay đổi, mùa màng tuần hoàn, hình thành cảm xúc và nhận thức về giới tự nhiên, vũ trụ quan, nhân sinh quan.

Ánh sáng là nguồn năng lượng kết nối giữa con người và vạn vật. Thậm chí trong nhiều nền văn minh, người ta còn tin rằng ánh sáng là năng lượng còn lại của linh hồn. Hay là nhịp cầu để đưa con người đi qua thế giới khác khi đời sống này khép lại. Nên trên đỉnh các mộ vua chúa xưa, hay nhiều đền đài các tôn giáo, thường có trổ một lỗ thông sáng. Để ánh nắng chính ngọ có thể chiếu xuyên xuống mộ phần các vua chúa, nhân thần hoặc các tượng thần linh được thờ phụng. Bản thân tia sáng huyền hoặc kia trong không gian âm u đền đài cổ kính đã đem lại một hiệu ứng cảm xúc linh thiêng.

Nghệ thuật Ánh sáng trong kiến trúc đã xuất hiện như vậy. Từ một câu chuyện, đến những quan điểm, những sự giao thoa, sự tổng hòa để nghiên cứu và thấu hiểu.

Phần tới chúng ta sẽ nói thêm những gì về Nghệ thuật Ánh sáng trong kiến trúc. Hãy cùng chờ đợi bài viết tiếp theo của NVC Lighting nhé!

>> Tham khảo: Sản phẩm NVC Lighting – Ánh sáng đẳng cấp khác biệt, sự lựa chọn tối ưu cho gia đình bạn

NVC Lighting Việt Nam – Chúng tôi không chỉ bán Đèn, Chúng tôi bán Ánh sáng!

NVC Lighting Việt Nam – Sưu tầm